Mấy ngày gần đây, truyền thông tin tức về vụ việc phát hiện ra lồ mổ với số lượng lớn những con lợn được tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ, thông tin này khiến người tiêu dùng rất hoang mang, bởi tác hại nghiêm trọng khi ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần  đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ. 

Vậy cụ thể những bệnh đó là gì, cùng tìm hiểu sau đây. 

Mới đây, việc cơ quan chức năng phát hiện hơn 5.000 con lợn bị tiêm thuốc an thần tại một lò mổ lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh đã gây phẫn nỗ dư luận, truyền thông và báo chí đưa tin rầm rộ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có tới 13 lò mổ, thực hiện tiêm thuốc an thần vào khoảng 4.626 con lợn. Bước đầu xác định, loại thuốc được sử dụng là combistress (loại 50ml) và lactated ringers (loại 500ml) đã pha thuốc an thần để tiêm vào các con lợn. Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra thì trong khu giết mổ có 5.231 con lợn nhưng có đến 4.626 con đã bị ngấm thuốc an thần, ngủ li bì…

tác hại của ăn thịt lợn dính thuốc an thần, lợn bị tiêm thuốc an thân
Hàng ngàn con lợn bị tiêm thuốc an thần ngủ li bì

Qua xác nhận ban đầu thì việc tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ không nhằm mục đích tăng cân hay gian lận thương mại, tuy nhiên tiêm thuốc an thần sẽ làm con vật ngủ lì bì, không đi tiểu, hạn chế hao hụt trọng lượng và làm cho màu sắc của thịt đẹp hơn, gian dối người tiêu dùng về chất lượng, hoặc là làm con vật không thể kêu được, không cắn lẫn nhau.

Qua xác định đây là loại thuốc có chứa Acepromazine và Atropin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống căng thẳng và chống ói mửa. Đây là loại thuốc được sử dụng làm thuốc tiền mê trong các ca phẫu thuật. Theo khuyến cáo chung thì để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thì phải ngưng dùng thuốc trong vòng 5-7 ngày trước khi xẻ thịt.

Nhưng với trường hợp tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ như thế này, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cụ thể: Khi ăn phải thịt heo bị tiêm thuốc an thần sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới tim mạch, chân tay run, thay đổi huyết áp, gây nhức đầu, chóng mặt, tăng cân, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt…

Nguy hiểm hơn, nếu lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong cơ thể con người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, làm giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn đối với người già và trẻ em.

Và nếu con người sử dụng thường xuyên thịt động vật có chứa chất Acepromazine sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, hội chứng thận hư, bệnh thần kinh, đãng trí, trầm uất, run chân tay… gây ra gánh nặng về chi phí y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Mặc dù những tác hại trên của thuốc an thần đối với sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm có chất này đã được cảnh báo và cấm sử dụng trong hơn 2 năm qua, kể từ khi phát hiện thương lái sử dụng thuốc an thần Prozil, Combistress, vậy nhưng các chủ lò mổ vẫn tiếp tục sử dụng với quy mô lớn.

Theo khoản 10, Điều 20 Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y hành vi bơm thuốc an thần vào lợn đã bị nghiêm cấm và có mức xử phạt rất cao. Cơ sở vi phạm bị xử phạt hình thức đình chỉ hoạt động từ 3 – 6 tháng.

Quy định cũng nêu rõ, phạt tiền từ 30-35 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.

Thế nhưng xét thấy những hình phạt này đối với chủ lò mổ còn chưa thực sự mang tính dăn đe được, vì vẫn còn có nhiều cơ sở hoạt động vi phạm. Đối với một số nước trên thế giới với những hành động gây nguy hại tới sức khỏe con người như trên còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Có khi lúc đó, các chủ lò mổ mới suy xét kỹ hơn.