Hiện này dịch sốt xuất hiện đang bùng phát triên diện rộng tại nhiều khu vực trên địa bàn hà nội. Bênh cạnh việc phòng bệnh thì nếu không may mắc phải bệnh sốt xuất huyết thì học ngay bà mẹ này làm những loại nước sau dinh dưỡng sau để bù nước cho con.

Đồ uống từ mía, hạt sen, bí đỏ, kết hợp điều trị tích cực, cậu bé mắc sốt xuất huyết đã thoát khỏi bàn tay tử thần trong gang tấc.

Phát hiện ra con trai bị sốt với mức nhiệt độ 39,1 độ lúc 4h sáng ngày 19/7, chị Nguyễn Thị Liên (sống tại Hà Nội) đã cho hạ sốt cho con bằng Paracetamol, kèm theo đó chườm mát kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Nhưng đến tối chị phát hiện thấy những nốt ban đỏ xuất hiện trên cánh tay con.

Sốt xuất huyết, nước dinh dưỡng, bù nước
Ảnh minh họa

Nghi ngờ con mắc sốt xuất huyết, ngay sáng hôm sau, chị Liên đưa con vào viện làm xét nghiệm máu. Không ngoài dự đoán, con có kết quả dương tính vi rút sốt xuất huyết Dengue. “Cầm kết quả và đơn thuốc không có thuốc đặc trị, kèm theo những lời dặn dò kỹ lưỡng của bác sĩ cũng là lúc mắt bắt đầu cay cay”, chị Liên nhớ lại.

Tới ngày thứ ba của bệnh, con chị bắt đầu có dấu hiệu nôn nhiều, hạ sốt bằng viên sủi hạ sốt không còn tác dụng. Thậm chí chườm mát đến cả chục cái khăn trên người, nào đầu, nào nách, nào bẹn cũng không ăn thua. Con lại càng run rẩy hơn. Thời gian chờ để môi con hồng lên và không run lập cập là quãng thời gian chị Liên muốn nghẹt thở. Chị lo sợ chập chờn đến mức “ức chế cả hệ bài tiết, không thể đi vệ sinh  cái bụng căng sắp vỡ vì nước tiểu”.

Để hạ sốt cho cháu bác sĩ đã phải dùng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch cho con trai chị. Nhưng thuốc cũng chỉ cầm cự được khoảng 4 giờ đồng hồ. Cứ khi nào thấy hai vành tai con đỏ ửng, cơ thể lạnh là lúc nhiệt độ lại tăng lên cao. Và theo đó, mẹ lại có thêm một đêm thức trắng bên giường bệnh.

Chị chia sẻ tới ngày thứ tư, thứ năm của bệnh mới thực sự là cơn ác mộng. Đó là khi ven trên tay , chân con vỡ gần hết. Nhìn những mảng tím trên tay chân con, hai mắt con lờ đờ, môi tái dại, lòng chị như ngàn mũi kim châm. Con ăn gì, uống gì vào người đều nôn ra hết. Tai chị ù đi khi nghe bác sĩ thông báo tiểu cầu của con xuống chỉ còn 61. Trong khi đó, cơn sốt vẫn không chịu lùi bước và con thì đang lả dần…

Sáng ngày thứ năm, tiểu cầu của con lao dốc xuống còn 23, men gan tăng vụt lên 604. Không thể kìm nén được, chị Liên bật khóc trong nỗi hoang mang cùng cực. Chị càng lo hơn khi phòng bên cạnh, cha mẹ bệnh nhân nhi 7 tuổi khóc như xé lòng xé dạ bởi con họ do biến chứng lên mắt nên chỉ thấy “trước mắt con sao nhiều ruồi thế?”.

Chăm con ròng rã, chị Liên thực sự mệt mỏi, mắt cảm giác như không gượng được nhưng chị không dám nằm, chỉ ngủ ngồi để tránh rơi vào giấc ngủ say mê man không trông được con. Nhìn con ngủ, nhìn sắc mặt của con, từng cái cựa người rên khe khẽ của con cũng làm chị giật mình thon thót.

Trong tình thế nguy kịch đó, ngoài phối hợp với các bác sĩ điều trị tích cực cho con, ngày nào chị Liên cũng kiên trì nấu cho đồ uống bù nước cho con từ mía, hạt sen, bí đỏ.

Sốt xuất huyết, nước dinh dưỡng, bù nước
Đồ uống bù nước chị Liên nấu từ bí đỏ, mía, hạt sen. Ảnh: NVCC

Mặc dù có lúc chị khóc, con khóc, đánh vật mãi cũng được vài thìa nước mía nấu hạt sen, bí đỏ. Theo cảm nhận của chị, đây là thứ nước uống dễ làm và có tác dụng hồi phục rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Hãy kiên trì cho con uống. Một thìa nước cháo, một thìa nước mía lúc này chui vào  bụng con cũng quý, giúp con mau hồi phục”, chị Liên bày tỏ.

Học ngay bí quyết nấu loại nước này để bù nước cho những bệnh nhân không may sốt xuất huyết

Nguyên liệu:

-1 cây mía cạo sạch vỏ chặt khúc 15cm rồi chẻ làm tư

– 300g sen tươi

– 300g bí đỏ tươi

Cách nấu:

– Cho vào nồi cùng 3 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa, đậy vung

– Đun cho đến khi còn khoảng 2 lít nước thì bắc xuống.

– Nghiền bí đỏ, hạt sen nhuyễn ra rồi lọc lấy nước, bỏ bã

– Cho hỗn hợp nước trên cung mot chút muối rồi đun sôi trở lại

Cách dùng: 

– Uống từng ngụm nhỏ

– Nếu trẻ khó uống thì cho thêm chút đường

– Bảo quản trong tủ lạnh, uống hết trong ngày