Tin sức khỏe : Diễn biến phức tạp của bệnh sởi trong năm 2017 khiến không ít người hoang mang. Hiện tại là thời điểm mà dịch sởi đang bùng phát trở lại. Hãy làm ngay những điều này để con bạn sẽ không lo mắc phải. Đừng tiếc 1 phút để đọc chúng. 

Dịch sở bùng phát trở lại

Trong giai đoạn 2000-2016, vắc xin sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu trường hợp tử vong do sởi trên pham vi toàn thế giới, giảm khoảng 84% so với năm 2000.

Tời năm 2012, ở các nước trên thế giới đã thông qua mục tiêu toàn cầu nhắm tiến tới loại trừ căn bệnh sởi trước năm 2020, để thực hiện được mục tiêu đó họ đã triển khai rất nhiều các biện pháp, trong đó quan trọng nhất là tiêm vác xin sởi phòng bệnh cho trẻ em từ 9 tháng tuổi.

dịch sởi bùng phát, cảnh báo dịch sởi bùng phát
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, năm 2017 vừa qua, sởi vẫn còn được ghi nhận tại 118 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Và điều đáng lưu tâm là ngay trogn những tuần đầu tiên của năm 2018 dịch sởi đã bùng phát tại một số địa phương của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại châu Âu, dịch sởi đang bùng phát tại Ucraina, thống kê trong 2 tuần đầu năm 2018 tại đây đã ghi nhận ít nhất 1.285 trường hợp mắc sởi (67% là trẻ em) và đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong trong đó có 3 trường hợp là trẻ em.

 Ucraina cũng là nước có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi thấp nhất so với các nước trong khu vực châu Âu. Tại Anh, đầu năm 2018 cũng đã ghi nhận sự gia tăng bệnh sởi tại 5 khu vực với 100 trường hợp mắc sởi.

Dịch sởi tại Anh xảy ra trong bối cảnh nhiều quốc gia tại châu Âu cũng đã ghi nhận sự gia tăng của sởi trong năm 2017, trong đó Romania (8 274 trường hợp), Italy (4 885 trường hợp), Đức (919 trường hợp), Hy Lạp (968 trường hợp), Pháp (77 trường hợp), Thụy Điển (26 trường hợp).

Hầu hết các trường hợp mắc đều chưa được tiêm vắc xin phòng sởi. Theo thống kê của WHO năm 2016, có 20/27 quốc gia tại châu Âu có tỷ lệ tiêm phòng sởi mũi thứ 2 dưới 95%, trong khi đó theo yêu cầu của khu vực, tỷ lệ này phải trên 99%.

Tại châu Á, trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, tại Thành phố Davao, một thành phố lớn của Philippines đã ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp mắc sởi.

Trong vòng hơn 2 tháng, tại Thành phố Davao đã ghi nhận 222 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong. Trong khi đó, tại Papua, một khu vực hẻo lánh của Indonesia cũng đã ghi nhận ổ dịch sởi kéo dài từ tháng 9/2017 tới nay với ít nhất 59 trường hợp đã tử vong.

Những dẫu hiệu của bệnh sởi

Khi trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng của bệnh, vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ nên lưu tâm khi thấy con mình có biểu hiện như sau:

– Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

– Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ đến 40 độ. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các triệu chứng khác như co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

– Thời kỳ phát ban: Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

– Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.