Đây là tâm sự, cũng là lời cảnh báo cho nhiều gia đình. Nỗi buồn, nỗi đau của gia đình không may có cháu, con bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Gần 2 tuần nay không khí nhà em ảm đạm lắm, ai cũng cố nén nước mắt vào lòng nhưng không thể. Mẹ em và vợ chồng em gái em khóc sưng cả mắt.

Đây vừa là lời tâm sự, cũng là tin tức sức khỏe đang để nhiều bà mẹ quan tâm

Vợ chồng em gái em có con trai 2 tuổi bị ung thư máu. Thằng bé kháu khỉnh, đáng yêu bỗng đột nhiên lăn ra sốt mấy ngày không khỏi. Kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết tủy cho kết quả cháu bị ung thư máu thể bạch cầu.

Nhìn con nhắm mắt thiêm thiếp, nằm yên trong lòng mẹ truyền nước, không ai kìm được nước mắt. Con nhập viện hơn một tuần mà vẫn chưa cắt được cơn sốt nên BS chưa thể truyền hóa chất.

Tội nghiệp, hai vợ chồng em gái em “cày bừa” cật lực gần 10 năm, vừa chuyển về ở trong căn nhà mới 2 tấm được vài tháng thì phải nhận tin buồn này.

Càng ám ảnh hơn khi BS cho biết tỷ lệ bệnh nhi được cứu sống sau đợt điều trị không cao nhưng gia đình luôn phải bình tĩnh, tin tưởng vào phác đồ điều trị, đồng thời phải luôn mạnh mẽ để chăm sóc cháu bé tốt nhất có thể.

Nhìn nét mặt cháu hoảng loạn, căng ra vì đau đớn mỗi khi bị đè úp người lấy tủy, nhất là khi chiếc kim sắc nhọn chọc vào lưng, cả nhà không ai cầm được nước mắt. Thương cháu bé bỏng phải chịu hành xác mà không cách gì cứu được. Phải chi dì có thể gánh lấy nỗi đau này cho con.

cảnh báo ung thư, hiểm họa ung thư
Ảnh minh họa internet

Cháu còn nhỏ quá, đâu có ý thức được mình đang mắc bệnh hiểm nghèo. Khi em viết những dòng này, cháu vẫn còn sốt từng cơn và ho nhiều. Nhưng cháu rất ngoan, ít quấy khóc. Những lúc hết cơn sốt thì tự chơi với những món đồ chơi anh chị họ mang vào. Khi sốt lại thì nằm mê mệt, không ngồi dậy nổi.

Sáng nay em đọc được một bài báo, người ta bảo rằng có tới 90% trẻ bị ung thư máu có chung 1 điểm là vừa về ở nhà mới trong vòng 6 tháng. Ngẫm lại trường hợp cháu em, sao em thấy có sự trùng hợp quá. Cả nhà cháu cũng mới chuyển về nhà mới ở khoảng 6 tháng thì cháu bị ung thư máu.

Theo bài báo thì ô nhiễm trang trí là “sát thủ” giết hại sức khỏe. Trong đó, danh sách các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà gồm các vật liệu xây dựng, trang trí ở những căn nhà mới xây sửa có chứa những chất có dẫn xuất từ benzen, formaldehyde, radon phóng xạ và các chất khác.

Benzen là sản phẩm dầu hỏa và luyện than coke, có nhiều ở đường phố, khói xe, khu công nghiệp, là chất cơ bản để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như nhựa, cao su, keo…. Formaldehyde chủ yếu có trong keo dán gỗ, ván ép…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ benzen có mối quan hệ trực tiếp đối với những trẻ em bị bệnh bạch cầu. Nhưng chất formaldehyde thì vẫn không chắc chắn, cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chất formaldehyde từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là chất gây ung thư và gây quái thai, đồng thời được cảnh báo là nguồn gây dị ứng, tạo ra những đột biến mạnh về sức khỏe. Nồng độ formaldehyde quá cao sẽ gây ngộ độc cấp, đe dọa tính mạng, được cảnh báo là rất có hại cho cơ thể người.

Qua đó có thể thấy, ô nhiễm trang trí gây ra mối nguy hiểm cho sức khoẻ con người được chứng minh là hiển nhiên. Đồng thời yếu tố này đã được xác định có thể là nguyên nhân rõ ràng liên quan đến bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần, người bệnh thiếu máu dẫn đến tử vong.

Nếu các mẹ thấy con có những biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến bệnh ung thư máu và cho con đi khám ngay:

– Giảm cân đột ngột, mệt mỏi, xanh xao.

– Đau ở xương và khớp khi chơi hoặc khi tham gia vào các hoạt động khác.

– Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.

– Xuất hiện khối u hoặc sưng nề bất thường ở cổ, nách, háng và bụng.

– Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

– Dễ xuất hiện vết bầm tím (tụ máu) và chảy máu không lý giải được.

– Xuất hiện đốm trắng nhờ trên võng mạc.

Các mẹ ơi, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi cần trang trí, tu sửa và dọn về nhà mới, phải đặc biệt cẩn thận. Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình, nhất là ngừa bệnh ung thư cho trẻ, hãy để nhà mới xây ổn định trong 6 tháng rồi mới dọn về sinh sống.

Đã biết nguyên nhân thì phải tránh cho con, đừng để con trẻ phải đau đớn vì bệnh tật, tội nghiệp con lắm các mẹ ơi.