Bệnh và thuốc: Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu của suy thận để sớm có biện pháp đối phó với căn bệnh này nhé!

Cảnh giác với những dấu hiệu của suy thận
Cảnh giác với những dấu hiệu của suy thận

Thận là hai cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.

Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Những dấu hiệu của suy thận

Những thay đổi khi đi tiểu

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm
  • Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có thể có bọt hay bong bóng
  • Người bệnh cảm thấy căng tức hay đi tiểu buốt
  • Đôi khi người bệnh đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu…

Sưng/phù chân, tay

  • Người bệnh phù mặt như béo lên
  • Hai chân sưng phù, đặc biệt là cổ chân, bàn chân
  • Hai bên tay, bắt đầu từ khửu tay cũng bị sưng phù
  • Ngoài sưng phù, người bệnh còn xuất hiện tấy đỏ nhẹ…

Ngứa, phát ban ở da

Suy thận còn khiến người bệnh xuất hiện mụn nhọt, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu trên da. Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ lại các chất thải trong máu sẽ khiến người bệnh viêm nhiễm và xuất hiện những trận ngứa ở nhiều mức độ, nhưng nó có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng. Rất nhiều bệnh nhân suy thận cho biết, họ cảm thấy ngứa ngáy không chịu được, cào rách cả da mà vẫn không hết ngứa…

Cơ thể mệt mỏi

Khi thận hoạt động bình thường sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin. Đây là một loại hormone nhằm thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxi. Tuy nhiên khi thận hỏng, lượng hormone này sẽ ít hơn, từ đó cơ thể sẽ ít tế bào hồng cầu mang oxi hơn… khiến bạn luôn có cảm giác mệt mỏi. Đây chính là tình trạng này thiếu máu, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Thay đổi hơi thở và vị giác

  • Hơi thở nông hơn, hay khó hít sâu
  • Luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi
  • Không thấy ngon miệng như trước

Đau lưng, cạnh sườn và hai chân

Suy thận có thể dẫn đến những cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.

Chế độ ăn cho người suy thận được các chuyên gia tư để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Dấu hiệu bệnh suy tuyến thượng thận cần biết tại đây.