Đau ruột thừa bên nào là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này và những điều cần biết về bệnh lý đau ruột thừa. Mời độc giả cùng tìm hiểu nhé!

Đau ruột thừa bên nào? Những điều cần chú ý khi đau ruột thừa
Đau ruột thừa bên nào? Những điều cần chú ý khi đau ruột thừa

Đau ruột thừa bên nào và những điều cần chú ý:

1. Ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột dư, nằm phía bên tay phải của bụng, một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với ruột già. Khi ruột thừa bị bịt kín bởi thức ăn, sỏi thận hoặc một nguyên nhân nào đó sẽ dẫn đến tắt nghẽn, viêm, gây đau, khó chịu cho người bệnh, thường được gọi là đau ruột thừa.

Đau bụng là biểu hiện đầu tiên nhất khi ruột thừa bắt đầu bị viêm. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng xung quanh rốn, sau đó chuyển dần xuống vùng bụng. Đau tăng khi nhấn tay vào khu vực này cũng như khi ho, di chuyển hoặc làm bất cứ chuyển động mạnh nào.

2. Đau ruột thừa bên nào?

Có người vẫn có thể sống với đoạn ruột thừa của mình suốt cả đời thế nhưng nếu có người không kịp thời cắt bỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đau ruột thừa nói chung không hề nguy hiểm nhưng nếu không thể phát hiện kịp thời và đúng lúc thì rất khó để chẩn đoán và cứu chữa cho bệnh nhân nữa. Nhiều người vẫn băn khoăn không biết đau bụng thông thường thì rất nhiều nhưng đau ruột thừa đau bên nào.

Ruột thừa của cơ thể người nằm ở bên phải, bởi vậy nếu thấy đau ở vùng bụng bên phải để đảm bảo an toàn và cẩn thận hơn bạn nên nghi ngờ nó là đau ruột thừa và đến hoặc đưa người nhà đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

3. Dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa

Đau bụng

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đau ruột thừa là đau bụng, những cơn đau thắt ở bụng có thể kéo dài trong nhiều giờ. Cơn đau thường xuất hiện tập trung quanh vùng rốn và vùng bụng dưới bên phải, bởi đây cũng chính là vị trí của ruột thừa trong cơ thể.

Khi xuất hiện những cơn đau hầu hết bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh đau ruột thừa mà chỉ ngộ nhận là triệu chứng đau bụng bình thường. Vì cơn đau bụng không cố định một chỗ mà có thể lan từ rốn, thượng vị đến ổ bụng dưới, phía bên phải do những chuyển động của đường ruột sẽ làm thay đổi bị trí đau bụng. Đa số những cơn đau bụng đều âm ỉ, khi bị nặng thì mới xuất hiện cơn đau dữ dội. Có người xuất hiện cơn đau ở vùng rốn, có người ở bên phải nhưng có người cơn đau xuất hiện ở gần giữa bụng.

Bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết bệnh đau, viêm ruột thừa. Trong trường hợp mắc bệnh, nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề truyền khí, có thể dẫn đến đường ruột của bạn bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột, khiến người bệnh gặp phải hiện tượng tiêu chảy nặng hay bị táo bón.

Ăn không ngon hoặc nôn mửa

Khi bị đau ruột thừa hầu hết người bệnh sẽ mất cảm giác ngon miệng và không thấy đói bụng, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 12 giờ, không được cải thiện hoặc bị tiêu chảy hơn 2 ngày, ruột thừa đã viêm nặng, bạn cần nhanh chóng đến cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.

Sốt

Thông thường, người bị đau ruột thừa thường bị sốt ở nhiệt độ 37 – 38 độ C hoặc có một số trường hợp có cảm giác ớn lạnh. Nhiệt độ sốt sẽ gia tăng nếu bệnh chuyển nặng và nhiễm trùng hoặc ruột thừa có thể bị vỡ nếu nhiệt độ vượt ngưỡng 38,3 độ C.

Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra, khi bị đau ruột thừa người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như: đi đại tiện nhiều hơn bình thường, xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chất, cảm thấy đi tiểu khó, đái dắt,…

4. Dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em

Đau ruột thừa ở người lớn rất dễ phát hiện, bởi họ có thể mô tả chính xác những triệu chứng mình gặp phải. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào chúng cũng có thể diễn tả và xác định chính xác cơn đau bụng xảy ra tại vị trí nào. Đây chính là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xác định trẻ bị đau ruột thừa hay bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày.

Đới với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống thường thấy các biểu hiện như

  • Bụng chướng hoặc sưng tấy
  • Nôn
  • Đau bụng âm ỉ
  • Nếu trẻ nói với bạn rằng con không muốn ăn 1 – 2 bữa thì điều này bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cứ kéo dài nhiều ngày và dù bạn đã nấu những món yêu thích của trẻ nhưng trẻ vẫn không muốn ăn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Đối với trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên xuất hiện các dấu hiệu như

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau ở phần dưới bên phải bụng

5. Khi bị đau ruột thừa nên làm gì?

Nhiều người không nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa kịp thời hoặc chậm trễ trong giải pháp điều trị, nghĩ rằng có thể tự chữa trị tại nhà dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm ruột hoại tử, áp xe ruột thừa, viêm phúc mạc… thậm chí là nguy cơ tử vong cao.

Ngay khi có những triệu chứng kể trên, nên tìm đến bác sĩ ngoại khoa hoặc bệnh viện để được kiểm tra và xác định rằng đây có phải là đau ruột thừa hay không.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tại nhà cũng như không nên xem thường các triệu chứng đau bụng. Theo dõi triệu chứng sau 1-2 tiếng nếu cơn đau vẫn tăng dần thì nên tìm bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức.

6. Điều trị đau ruột thừa

Giải pháp tốt nhất là bệnh nhân cần được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời để cắt bỏ đoạn ruột thừa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định thời gian phẫu thuật cụ thể cho bệnh nhân, luôn là càng sớm càng tốt. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa không phải là một cuộc đại phẫu nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, giải pháp phẫu thuật nội soi hiện nay cũng đã được áp dụng, giúp mang lại hiệu quả thẩm mỹ hơn cho bệnh nhân cũng như khả năng hồi phục nhanh hơn loại mổ thông thường.

Chỉ sau khoảng 2 tuần bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, có thể xuất viện và cắt chỉ. Trong thời gian hồi phục cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đúng cách để khả năng hồi phục tốt hơn cũng như ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo sau điều trị.

Sau mổ, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây bạn cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Nôn không kiểm soát
  • Đau bụng càng ngày một tăng
  • Chóng mặt, có cảm giác muốn ngất.
  • Có máu trong nước tiểu hay dịch nôn.
  • Vết mổ bị đau và sưng tấy
  • Sốt
  • Vết thương có mủ

7. Cách chăm sóc bệnh nhân đau ruột thừa sau phẫu thuật

Giai đoạn chăm sóc sau phẫu thuật cần hết sức lưu ý để ngăn ngừa biến chứng như viêm nhiễm, áp xe vết thương, để lại sẹo…

Cần chú ý những điều sau:

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ, chủ yếu là rau xanh để tăng cường dịch nhầy, hạn chế tích tụ phân ở ruột già.
  • Uống nhiều nước hằng ngày, nước giúp làm sạch đường ruột, giúp lưu thông đường ruột hiệu quả.
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo nhiều khiến hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị tác động.
  • Không ăn những thực phẩm có khả năng gây sẹo như thịt bò, hải sản, trứng, rau muống… để vết thương được hồi phục ổn định.

8. Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột thừa

Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhưng không có nghĩa là không phòng ngừa được, vì vậy bạn có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Ăn nhiều rau như mồng tơi để tăng dịch nhầy tránh thức ăn tích tụ tại ruột thừa
  • Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày, giúp làm giảm tình trạng viêm sưng ở ruột thừa và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều tỏi trong một ngày, bởi tỏi có tính nóng, gây nhiệt cho cơ thể.
  • Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng đậu xanh để chế biến món ăn trong ngày, giúp nhuận tràng và làm sạch ruột.
  • Mặt khác, các bạn có thể bảo vệ đường ruột bằng cách cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp làm sạch đường ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng trà thảo dược hoặc nước ép trái cây như trà atiso, trà cam thảo, nước cam, nước ép táo,… giúp hỗ trợ loại bỏ chất nhầy bám trên thành ruột và giảm viêm sưng.

Bài viết trên của health247online.com đã trả lời cho câu hỏi đau ruột thừa bên nào? và cung cấp thêm thông tin cần biết về bệnh đau ruột thừa như dấu hiệu, cách điều trị và cách phòng tránh… hy vọng sẽ giúp ích được độc giả trong việc sớm phát hiện bệnh để điều trị hay phòng tránh những hệ quả của căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.