Sống tốt, sống khỏe là điều mà ai cũng mong muốn. Cơ thể con người vẫn có chứa những độc tố, đó là những phần dư thừa không tốt cho cơ thể được tích lũy mà không được thải ra ngoài. Nếu lâu dần những độc tố này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thảm khảo những động tác đơn giản dưới đây để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Những độc tố này có thể được sinh ra do môi trường ô nhiễm, do các chất thực phẩm, do hút thuốc lá, hoặc do uống rượu bia gây nên.
Những độc tố này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra bệnh, đặc biệt làm da xỉn màu, kém sắc, kém mịn màng. Do đó, chỉ cần áp dụng những cách giải độc cơ thể dễ thực hiện dưới đây cũng giúp bảo vệ sức khỏe lẫn làn da tốt của bạn tốt hơn.
Những người nên thường xuyên giải độc cơ thể
Người uống nhiều cà phê (lúc nào cũng thấy ly cà phê trên tay/ trên bàn, ngày nào không uống ăn cơm không ngon).
Thích uống trà đặc (trà càng đặc càng thích ).
Hút thuốc nhiều.
Uống nhiều rượu, bia.
Sinh hoạt ăn uống không đúng quy luật.
Tinh thần căng thẳng.
Dễ nóng giận, dễ hờn, tự ái.
Hay ngồi nhiều, ít vận động.
Làm việc bên máy tính thời gian dài.
Người lớn tuổi.
5 dấu hiệu cần phải giải độc cơ thể ngay
Bị táo bón
Sắc mặt tối xỉn không còn láng mịn
Xuất hiện tàn nhang, nám da
Hơi thở hôi
Mụn trứng cá
Đi kèm với các dấu hiệu trên cơ thể thường xuyên xuất hiện một số biểu hiện lạ như: mệt mỏi không rõ nguyên nhân,uể oải chậm chạp, da kích ứng, dị ứng hoặc nhiễm trùng nhẹ, có bọng mắt, bụng chướng ngay cả khi cơ thể bạn gầy, rối loạn kinh nguyệt hoặc xáo trộn tâm trí…thì nguy cơ bạn đang bị tích tụ các độc tố trong cơ thể rất cao. Lời khuyên bạn nên đi khám hoặc đến gặp Bác sĩ ngay.
3 động tác giúp giải độc cơ thể
1. Hít thở
Công dụng: giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu lưu thông đến vùng phổi, đạt được mục đích làm nhuận phổi, tăng cường sức khỏe của phổi
Có 4 bước trong quy trình thở bạn cần thực hiện như sau:
1. Hít vào: Từ từ hít không khí vào cơ thể và cảm thấy hơi ấm đi qua từ khoang mũi.
2. Giữ hơi: Cảm thấy luồng khí di chuyển đến phổi, ngực, não, xuống vùng đan điền (bụng dưới), từ từ vận động những cử động nhỏ tạo ra sức mạnh.
3. Thở ra: Từ từ thư giãn thả lỏng phận bụng, để hơi thở bay ra ngoài qua mũi và khoang miệng.
4. Dừng thở: Sau khi thở ra hết toàn bộ khí trong mũi, giống như bạn đang dừng thở nhưng đồng thời cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn hít vào, bạn dừng thở để khí lắng xuống vùng đan điền, đồng thời để cho thân và tâm bình lặng, nghỉ ngơi.
Tiếp tục quy trình lặp lại như vậy: Hít vào, giữ hơi thở, thở ra, ngưng thở (không hít vào/không thở ra).
2. Động tác thể dục chăm sóc, thải độc cho phổi
1. Ngửa mặt hít vào: Hai tay và bốn ngón tay đan chéo phía sau đầu, cánh tay duỗi ra phía sau, đầu ngửa ra và bắt đầu hít vào. Mở rộng ngực với khuỷu tay hất ra sau, ưỡn ngực về phía trước, và hít vào đến mức có cảm giác hơi thở sâu khoảng 80% (hít vào hết sức có thể là 100%).
2. Hạ thấp đầu và kéo căng cột sống lưng: Đầu cong về phía trước và khuỷu tay hướng vào trong/trước ngực, khuỷu tay chạm vào nhau như thể chúng ôm chặt lại với nhau.
3. Lặp lại 3 lần: Lặp lại việc ngửa mặt, hít vào, mở rộng ngực, ôm đầu, thở ra, đóng mở khuỷu tay. Tổng cộng ba lần.
4. Trở lại tư thế ban đầu: Thở ra lần cuối cùng cho sạch sơi, đầu và tay được nâng lên về vị trí ban đầu trong khi thân trên thẳng.
3. Động tác thể dục chăm sóc, thải độc cho gan, thận
1. Tay vẽ vòng tròn lớn: Bàn chân mở rộng bằng vai, bàn tay chắp trước ngực rồi hạ hướng từ trên xuống dưới rồi lại vòng lên trên giống như bạn vẽ một vòng tròn thật lớn. Cùng lúc với việc di chuyển vòng tay thì hít thở đến mức khoảng 80% khả năng. Khi tay lên đến đỉnh đầu thì chắp 2 bàn tay lại với nhau.
2. Di chuyển bước chân: Thở ra hít vào thuận theo tự nhiên trong khi di chuyển chân theo kiểu dang rộng ra 2 bên rồi lại đứng sát bàn chân cạnh nhau.
3. Nhón gót chân: Khi nâng chân lên thì hít vào, hạ gót chân xuống thì thở ra, lặp lại việc nhón gót trong khoảng 8 lần, 2 tay buông xuống một cách chậm rãi.
4. Thực hiện điều chỉnh hơi thở theo hình vòng tròn: Hãy xem hình minh họa kèm theo và thực hiện từng bước kết hợp giữa di chuyển tay chân và tập hít thở, vận động quen dần đến khi bạn thực hiện được một cách nhịp nhàng. Kết thúc bài tập.
Thực hiện đều đặn hàng ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.