Hãy quan tâm tới sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng cách quan tâm tới các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh bảo sớm căn bệnh mãu nhiễm mỡ, hãy lưu ý để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng, nhưng những dấu hiệu máu nhiễm mỡ thường không rõ ràng và rất khó phát hiện. Vì vậy, nếu có dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi khám ngay nhé:
Chân đau, tê bì và lạnh
Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cần đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.
Đau ngực
Có những người bệnh khoẻ mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu.
Bởi những những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ thường không thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.
Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.
Chuột rút ban đêm
Mỡ máu cao sẽ làm tắc nghẽn, xơ cứng động mạch, đặc biệt vào ban đêm khi bạn ngủ các hoạt động của cơ thể giảm dần đi và khiến cơ chi dưới bị chuột rút.
Nếu người bệnh ngồi dậy và lay lay, lắc lư chân thì sẽ dễ chịu hơn.
Chân lạnh
Lượng máu không đủ cũng cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh. Khi có biểu hiện chân lạnh cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.
Nguyên nhân gây bệnh
Mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ). Bệnh không chỉ gặp ở người thừa cân, cao tuổi mà thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả, lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.
Ngoài ra, quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng, dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh vềtimmạch, mỡ máu.
Biện pháp phòng ngừa máu nhiễm mỡ
Để phòng và điều trị bệnh, mọi người nên tích cực tham gia rèn luyện thể thao nhằm tăng cường tốc độ chuyển hóa trong cơ thể; ăn nhiều các loại thực phẩm có lợi cho việc giảm mỡ như rau xanh, sữa bò, nấm hương, cá, mộc nhĩ, hành tây, lạc, đậu, táo… Hạn chế những thức ăn có nhiều colesterin như óc lợn, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà và đặc biệt không được uống rượu.
Chế độ ăn kiêng là rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị nhiễm mỡ trong máu, tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn kiêng quá mức, nếu không sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí bị hạ thấp công năng não, thần kinh, không có lợi đối với bệnh.