Đối với kiểu thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng như hiện tại, việc giữ cho mình thật khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết. Kiểu thời tiết này rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, đau viêm họng. Viêm họng hạt cũng là căn bệnh gây khó chịu với nhiều người. Viêm họng hạt là một trong những dạng của viêm họng mãn tính, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại để lại biến chứng nếu như không chữa trị triệt để. Các bệnh gây biến chứng như là viêm tai dẫn tới thủng màng nhĩ, viêm phế quản, viêm phổi nặng, viêm thận…
Cùng tìm ngay những bài thuốc hay trong dân gian giúp chữa viêm họng hạt một cách hiệu quả ngay tại nhà.
1. Mật ong và tỏi
Trong cuộc sống hàng ngày, tỏi và mật ong là những nguyên liệu quen thuộc, chúng mang lại lợi ích về sức khỏe gấp đôi đối với con người. Bằng phương pháp hấp cách thủy mật ong và tỏi có thể khống chế ho, đau họng dai dẳng và là biện pháp chữa viêm họng hạt công hiệu mà mọi người cần phải biết.
Cách làm:
Chuẩn bị một hũ thủy tinh chừng 150-200ml và 1-2 củ tỏi đã bóc vỏ và băm nhỏ. Cho tỏi vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, đổ mật ong vào đầy 2/3 hũ, đem hấp hoặc đun cách thủy chừng 15-20 phút cho tỏi chín. Lưu ý, lúc hấp nhớ mở nấp hũ, thỉnh thoảng mở vung nồi để kiểm tra nước có bị trào vào hũ mật ong không.
Một cách đơn giản trị viêm họng tại nhà được không ít người ưu chuộng sử dụng đó chính là dùng quất ngâm mật ong. Trong quả quất có chứa các chất giúp tiêu diệt vi khuẩn khá tốt, cộng thêm mật ong có tác dụng làm dịu họng và diệt khuẩn nên đây là công thức trị bệnh viêm họng hạt tuyệt vời. Bạn nên chọn những quả quất chín và vàng đều, mật ong thì nên chọn mật ong nguyên chất chưa pha.
2. Quất ngâm mật ong
Cách làm: Cho quất vào một chiếu hũ có nắp, cho thêm mật ong và ngâm, nén chặt xíu nhưng không vỡ trái quất. Ngâm một thời gian khoảng 1 tháng hoặc hơn là bạn đã có thể lấy ra sử dụng. Dùng cả bã lẫn nước ngậm và nuốt sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau họng do viêm họng hạt gây ra khá hiệu quả.
3. Gừng
Gừng là gia vị có tính ấm, vị cay nồng. Gừng tươi có thể dùng làm vị thuốc để trị cảm, sốt hoặc dùng cho người gặp vấn đề về chân tay lạnh, suy nhược cơ thể hay các bệnh về xương khớp khác. Gừng sẽ giúp bệnh nhân viêm họng hạt đẩy lùi cơn viêm họng hạt, loại bỏ vi khuẩn bất lợi và giữ ấm cho vùng cổ họng.
Cách làm: cho vài lát gừng tươi vào ấm trà nóng, đậy nắp lại và ngâm khoảng 15 phút, sau đó rót vào tách nhỏ dùng dần. Mỗi ngày 2 tách như thế vào sáng và tối, uống khi trà còn ấm.
4. Lá trâm ổi
Lá trâm ổi có vị đắng, hôi, hơi có độc, có khả năng tiêu độc, tiêu sưng, hạ sốt; được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y chữa các bệnh về viêm họng, ghẻ lở, viêm da, thấp khớp cũng như các vết chàm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong lá trâm ổi có chứa Lentaden A và Lentamin rất độc, vì thế không nên sử dụng lượng lá lớn hơn so với công thức của bài thuốc, tránh hậu quả khôn lường mà nó đem lại.
Cách làm: Để trị viêm họng hạt theo cách này, các bạn cần chuẩn bị từ 3-6 lá trâm ổi, rửa sạch rồi cho vào miệng nhai cùng 1 lát gừng tươi và 1 hạt muối. Sau đó ngậm rồi nuốt thuốc từ từ. Sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 10 ngày các triệu chứng ho khan, đờm trong cổ họng sẽ giảm đi rõ rệt. Từ 30-45 ngày sẽ trị dứt điểm được viêm họng hạt.
5. Nước muối
Muối, đặc biệt là muối biển được xem là một trong những chất có tác dụng loại trừ vi khuẩn khá hiệu quả. Chính vì vậy khi bị viêm họng bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng, thậm chí trong vệ sinh răng miệng hằng ngày bạn cũng nên duy trì thói quen này để giữ cho khoan miệng luôn sạch sẽ.
Cách làm: Chuẩn bị một cốc nước ấm, thêm 1 thìa muối biển vào hòa tan đến khi muối lẫn vào với nước và không còn cặn thì dùng súc miệng. Khi súc họng nên ngửa cổ về phía sau để nước muối có thể chạm được vào thành phía sau họng, dùng lưỡi đẩy lên để tạo âm thanh “khò khò” rồi nhã ra, lặp lại thao tác này 2-3 lần sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
6. Lá diếp cá + nước vo gạo
Lá diếp cá từ lâu đã nổi tiếng là loại thực phẩm có khả năng trị ho, viêm họng hạt rất hiệu quả.
Cách làm: Dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát sau đó cho vào nồi cùng 1 bát nước vo gạo đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho đến khi nhừ và chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần bạn sẽ thấy công hiệu.
7. Lá xương sông + đường phèn
Dùng khoảng vài lá xương sông rửa sạch, đem thái nhỏ sau đó cho thêm một ít mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Để nguội và chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để chữa viêm họng, ho, nôn trớ và tiêu đờm hiệu nghiệm.