Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp là một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết có cây nào, hãy tham khảo các bài thuốc hay của chúng tôi nhé.
Vì sao cần dùng thuốc nam để chữa bệnh xương khớp
Việc sử dụng các loại cây thuốc nam để chữa bệnh xương khớp là một phương pháp được áp dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia. Các loại cây thuốc nam thường được chọn lọc từ thiên nhiên, có thể được sử dụng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như các loại thuốc hóa học.
Một số loại cây thuốc nam có tính chất chống viêm và giảm đau, giúp làm giảm sự khó chịu và tăng tính linh hoạt cho các khớp. Ngoài ra, các loại cây thuốc nam cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe chung của cơ thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của các khớp.
Việc sử dụng các loại cây thuốc nam để chữa bệnh xương khớp cũng giúp giảm thiểu tác dụng phụ của các loại thuốc hóa học như say nắng, buồn nôn, đau đầu và ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại cây thuốc nam, cần lưu ý về liều lượng và tác dụng phụ có thể xảy ra.
Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớP
Cỏ xước
Vốn dĩ là một trong những loại cây thuốc nam đầu tiên cần kể đến. Vì trong đông y cây cỏ xước là Ngưu Tất Nam, là loại cây sống lâu năm, thân lông mềm, lá hình trứng mọc đối mép lượn sóng. Cây Cỏ xước có vị chua chua đắng đắng, tính mát, nên được sử dụng để chữa các chứng nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, đau lưng,…
Bạn cần chuẩn bị:
- 40g Rễ cỏ xước
- 20g Thổ phục linh
- 16g Cây nhọ nồi
- 12g Ngải cứu
- 12g Thương nhĩ tử
Cách làm: Các nguyên liệu này cho vào một cái ấm và thêm 1 lít nước nấu lên thật đặc để uống. Mỗi ngày uống 1 thang và uống từ 7 đến 10 ngày.
Lá lốt
Lá lốt không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn là bài thuốc trị khớp hiệu quả. Lá lốt còn có tên khác là Tất Bát co vị cay, tính ấm, mùi thơm nên dùng để trị tê thấp, đau lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
Bạn hãy chuẩn bị: 5-10g lá lốt đã phơi khô, đem đi rửa sạch và đem sắc với nửa lít nước để đến khi cạn còn 1/2 bát con mới dùng để uống và uống trong 10 ngày liên tục. Ngoài ra có thể kết hợp với cây bưởi, cây vòi voi, cỏ xước để sắc uống cùng.
Ngải cứu
Loại cây phổ biến để điều trị bênh đau lưng, gai cột sống. Nó có vị đắng, tính ấm nên có tới 0,2% – 0,34% tinh dầu, làm giảm đau nhức xương khớp và trong ngải cứu còn có nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên.
Chuẩn bị loại lá bánh tẻ không quá già cũng không quá nón, 1 nắm muối biển, 1 miếng vải cotton sạch. Sau đó rửa sạch, để ráo rồi đem sao nhỏ lửa với muối đến khi lá ngải chuyển màu. Bọc cả lá ngài và muối vào vải, đem chườm vào vùng khớp bị sưng viêm đó. Mỗi ngày kiên trì thực hiện 2-3 lần và dùng 2-3 tuần là thấy hiệu quả.
Dây đau xương
Dây đau xương còn gọi là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Vị cây này hơi đắng, mát và công dụng là thanh nhiệt, lợi thấp dùng để chữa bệnh tê thấp, đau xương khớp, tê bại và đau dây thần kinh hông.
Người ta dùng lá và thân của cây để chữa bệnh, khi hái về làm sạch thái nhỏ và đem phơi khô. Bạn kết hợp với Dây đau xương (12g), cẩu tích (20g), củ mài (20g), giải tỳ (20g). thỏ ty tử (12g). Hòa các nguyên liệu trên để sắc hoặc ngâm rượu uống.
Đơn châu chấu
Cây này có tên gọi khác là cây Đinh Lăng. Cây Đơn châu chấu có tên gọi khác là Đinh Lăng Gai, Động Lực. Cây có vị cay hơi đắng, tính ấm và dùng các bộ phận như rễ, thân, lá, vỏ rễ để làm thuốc.
Chuẩn bị: Rễ cây Đơn châu chấu khô (25-30g). Cắt thành từng khúc ngắn rồi cho vào sắc và lọc nước để uống hàng ngày.
Cây xấu hổ
Một trong những loại cây chữa xương khớp hiệu quả cực kỳ. Vị cây này ngọt, chát, tính mát nhất là phần thể có thể thu hái quanh năm rồi phơi khô. C
Chuẩn bị: Rễ cây xấu hổ (20g), rễ cây lá lốt (15g). Bạn mang đi phơi khô để sắc uống hằng ngày. Có thể dùng nước đun sắc để ngâm vị trí đau khớp khi nước ấm vì nó sẽ thúc đẩy lưu thông khí huyết và giảm đau nhức.
Xem thêm: Tổng hợp cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam hay nhất
Xem thêm: Cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất hiện nay
Khi sử dụng các loại thuốc nam để chữa bệnh xương khớp, cần lưu ý rằng không nên tự ý sử dụng mà nên tìm hiểu kỹ về các tác dụng và liều lượng của từng loại thuốc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.