Comments Off on Rút lưỡi chảy máu tới 5 ngày chiêu thức chữa câm của “công chúa thuốc lào” khiến người ta khiếp vía
1620 views
Tin sức khỏe : Thời gian vừa qua rất nhiều hình ảnh về “công chúa thuốc lào” chữa câm, điếc bằng phương pháp vặn, bẻ, khớp, và rút lưỡi được chia sẻ khiến nhiều người tò mò. Những người có bệnh thì luôn mang tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, có lẽ vì vậy mà mặc dù bán tín bán nghi nhưng rất nhiều người vẫn tìm đến với cách chữa bệnh của “công chúa thuốc lào” tên Nhung. Lượng người đổ về chờ được chứa bệnh mỗi ngày một đông. Thế nhưng thực hư việc này như thế nào, liệu những người bệnh có thực sự được chữa khỏi hay không ?
“Rút lưỡi xong máu chảy 5 ngày, vẫn hoàn câm”
Không hề có một dung cụ, bài thuốc hay thiết bị y tế nào, cũng không cần kiểm tra hay chụp chiếu, chỉ với vài động tác vặn, kéo, bé, và rút… bằng tay, ” công chúa thuốc lào” tên Nhung cùng với các ” cộng sự” đã khám và chữa cho hàng trăm bệnh nhân như thế đến từ khắp nơi, kéo tới thôn Cán Khê, Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV , thì không ít trường hợp sau khi được “cô” Nhung chữa trị đã “hồn xiêu phách lạc”.
Đó chính là trường hợp của bà Ngô Thị Hương (thôn Cán Khê, Nguyên Khê). Tiếp chuyện chúng tôi bằng giọng nói “méo tiếng” vô cùng khó nghe kết hợp với cử chỉ diễn đạt, bà Hương khó nhọc kể lại việc “tuần trước ra “cô” Nhung điều trị. “Cô” dùng khăn quấn qua lưỡi và rút mạnh nhiều lần, dẫn tới chảy máu phần dưới lưỡi khiến bà vô cùng đau đớn. Phải 5 ngày sau máu mới hết chảy và suốt mấy ngày liền bà chỉ có thể húp nước cháo.
Khi được hỏi rằng sau khi “cô” Nhung điều trị bệnh thì bà có thấy bệnh của mình cải thiện không ? bà lắc đầu lia lại, và diễn tả lại là rất đâu, rất sợ, sẽ không dám đi làm thêm một lần nào nữa. Bà Hương bị “méo tiếng” từ hơn chục năm nay, đã chữa chạy nhiều nơi nhưng không cải thiện được.
Cũng tại thôn Cán Khê, một người khác là bà Nguyễn thị Đảm cũng từng là bệnh nhân được “cô” Nhung kéo lưỡi chữa cho hết câm. Tuy nhiên khi được hỏi về hiệu quả, bà Đảm cho hay ( em dâu bà Đảm diễn đạt lại) : ” Tôi bị kéo lưỡi, đau lắm, tới chảy cả máu nữa, Cả tuần sau đó tôi chỉ ăn được ít một vì đau”. Bà Đảm mặc dù bị câm điếc bẩm sinh nhưng hoàn toàn có thể “nghe” được thông qua việc nhìn khẩu hình và biểu đạt bằng tay của người đối diện; thậm chí, bà có thể “nói” nhưng không rõ tiếng, người nghe vẫn có thể hiểu được phần nào. Cũng theo em dâu của bà Đảm cho hay, nơi nào giới thiệu chưa trị được bà cũng đều tìm tới nhưng đâu vẫn hoàn đó.
Cũng theo chia sẻ của một số người dân ở thôn Cán Khê, có vài trường hợp ở trong thôn cũng đã tìm đến “cô” Nhung để chữa trị nhưng lại không khỏi. Có bà cụ lưng còng, sau một hồi kéo, nắn thẳng được lưng hơn nhưng ngày hôm sau lại còng gập như cũ. Còn có mấy ca câm, sau khi bị rút lưới u ơ được vài tiếng nhưng khi về tới nhà cũng vẫn vậy. Chữa bệnh không lành được nhưng không hiểu sao mọi người khắp nơi vẫn tìm đến với hy vọng được chữa lành bệnh.
Tùy tiện kéo, vặn… có thể gây tổn hại đến người bệnh
Trao đổi với phòng viên, Thầy thuốc nhân dân, BS. Trần Văn Bản Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp của đông y, trong đó có hình thức kéo, vặn… Tuy nhiên, để thực hiện được những cách điều trị này đòi hỏi bản thân người thầy thuốc phải có kiến thức nhất định để không gây tổn thương đến xương khớp của người bệnh.
Nếu bản thân không phải là một thầy thuốc chuyên sau nếu thực hiện kéo vặn như vậy sẽ rất nguy hiểm. Việc kéo giãn, bẻ, vặn nếu như thực hiện không đúng phương pháp sẽ dẫn tới mẻ, vỡ, thậm chí là gãy xương, gây tổn thương bao dịch ổ khớp… hoặc là mất đi tư thế giải phẫu, sẽ gây tổn hại trầm trọng hơn đến người bệnh”.
Lý giải việc những người liệt, đi lại bằng nạng có thể tự đứng lên, hoặc tự bước chân đi, ông Bản cho biết: “Khi khớp cứng, dây chằng gân cơ co. Khi kéo giãn, khớp được thả ra, dây chằng giãn ra, do vậy, có thể hoạt động được ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu không chữa cơ bản thì cơ khớp sẽ lại co vào giống như dây cao su kéo giãn ra nhưng khi bỏ tay ra lại co vào bình thường. Do đó, thầy thuốc phải có kinh nghiệm, kéo giãn theo đúng tư thế giải phẫu lúc đó mới đạt yêu cầu”.
Cũng trong ngày 2/12, UBND xã Nguyên Khê đã đưa ra yêu cầu giải tán tụ điểm chưa bệnh không có đủ cơ sở pháp lý do “cô” Nhung thực hiện này. Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó chủ tịch UBND xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về việc tổ chức khám và chữa bệnh trái phép ( mặc dù không thu tiền) nhưng chính quyền vẫn đã can thiếp để giải tán, không cho chữa bệnh nữa.
Cũng theo lời Bác Sỹ Trần Văn Bản : Những trường hợp kéo lưỡi, do co cứng kéo ra có thể vận động được nhưng chỉ với người có bộ não hoạt động bình thường, bệnh do cơ lưỡi bị co lại… nên vẫn có thể nói ú ơ. Nhưng chỉ với trường hợp co cơ, não vẫn hoạt động tốt, còn với người não có vấn đề cộng thêm lưỡi co cơ thì không thể giải quyết được. Còn đối với những người muốn đi khám chữa bệnh thì tốt hơn nên đến các cơ sở hợp pháp, thầy thuốc có chuyên môn sâu để khám chữa sẽ tốt hơn. Đối với những trường hợp chỉ là xem thông tin quảng cáo qua mạng, thì bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ông Hồng cho hay, khi được chính quyền yêu cầu ngừng hoạt động khám chữa bệnh vì không đủ giấy tờ pháp lý, “cô” Nhung chấp nhận giải tán. Hiện chính quyền xã cũng chưa rõ lai lịch cụ thể của “cô” Nhung, chỉ biết người này ở Yên Viên, Gia Lâm, chữa bệnh không lấy tiền.
“Dù là chữa bệnh không lấy tiền, nhưng việc khám chữa bệnh tùy tiện, không có giấy phép hành nghề, không chính thống dễ để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. Một số người trong làng đã chữa nhưng khẳng định không giải quyết được việc gì. Dù là chữa bệnh không mất tiền nhưng chi phí đi lại của một người bệnh kéo theo 3-4 người phục vụ cũng vô cùng tốn kém. Do vậy, chúng tôi kiên quyết ngăn chặn kịp thời”, ông Hồng cho hay.
Một số hình ảnh về việc chữa bệnh bằng, “rút lưỡi” vặn xương, khớp của “cô” Nhung
” Chiều qua (4/12), phóng viên lần tìm về địa chỉ ở Dốc Lã, Yên Thường, Gia Lâm với hi vọng tìm hiểu thêm về nhân thân của “cô” Nhung. Sau nhiều lần hỏi thăm, đã tìm được đến nhà “cô” Nhung nhưng cả hai vợ chồng “cô” Nhung đều không có nhà. Một người thân (gia đình chồng “cô” Nhung) cho hay, trước đây, “cô” Nhung có hành nghề bói toán, lập điện thờ tại gia, khoảng gần tháng nay nghe nói còn khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, người này cũng cho biết chỉ nghe nói thế, chứ chưa từng chứng kiến “cô” Nhung khám, chữa bệnh cho ai. Và “cô” Nhung đã chuyển đi nơi khác sinh sống, thi thoảng mới về đây. Gần 1 tháng nay không có mặt tại nhà (ở Dốc Lã, Yên Thường, Gia Lâm). Khi được hỏi về việc “cô” Nhung chữa được bệnh cho người liệt, câm điếc… nhiều người hàng xóm khá ngỡ ngàng. Mọi người vẫn chỉ biết đến “cô” Nhung thường hay lên đồng, ca hát rất hay. “
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những thông tin được đề cập chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật thông tin hữu ích bằng cách thường xuyên truy cập vào trang web của chúng tôi."