Bột ngọt hay mì chính không độc hại hay là thực phẩm xấu nhưng dùng sai cách sẽ gây bất lợi cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của bột ngọt
Bột ngọt không phải là chất dinh dưỡng, chất ngọt bởi nó không thay thế vị ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng từ rau củ, cá, trứng…Do đó người già, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều và quá lạm dụng nó.
Bột ngọt có thành phần chính là glutamate, một axit amin cũng tồn tại trong nhiều thực phẩm như thịt, hải sản, sữa, rau củ,… và là yếu tố tạo nên vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt.
Tại Việt Nam, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày theo thong tư của Bộ Y Tế.
Như vậy, lượng bột ngọt dùng mỗi ngày tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của người sử dụng sao cho đạt đến vị ngon vừa miệng nhất.
Đồng thời, cũng như các loại gia vị khác, để bột ngọt phát huy hiệu quả điều vị cao nhất, với các món xào, chiên…nên nêm bột ngọt trước 15 – 30 phút để bột ngọt ngấm vào nguyên liệu.
Đối với các món nước như canh, súp, có thể nêm bột ngọt sau khi nước sôi và gần tắt bếp, nhằm tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm biến đổi vị của món ăn và tại giai đoạn cuối của quá trình nấu, hương vị của món ăn ổn định hơn khi các thành phần tạo vị ngọt của thực phẩm như glutamate, nucleotide… được giải phóng gần như hoàn toàn.
Như vậy, để giúp món ăn ngon hơn, có thể nêm nếm bột ngọt tại các thời điểm phù hợp với từng món và với liều lượng phù hợp với khẩu vị của từng người.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhiệt độ nấu ăn thông thường, bột ngọt cũng không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe.
Những trường hợp không nên sử dụng bột ngọt
Thứ nhất: Bột ngọt chỉ là một loại gia vị, có thể làm cho món ăn ngon hơn, song thực chất chúng không phải là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, vì vậy chỉ sử dụng khi thấy thực sự cần.
Thứ hai: Không nên sử dụng bột ngọt khi bạn bị kích ứng. Hãy chú ý xem cơ thể có bị dị ứng khi sử dụng bột ngọt hay không. Nếu có thì không nên sử dụng chúng trong các món ăn.
Thứ ba: Những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt.
Lý do: Trong thành phần bột ngọt có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương và gây rối loạn tiêu hóa, mà trong bột ngọt có natri.
Do đó, phải lưu ý rằng những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt.
Theo bác sĩ, ta cần biết hàm lượng nitrat có trong các gia vị như sau: Một muỗng canh cà phê muối có 4 g, một muỗng canh nước mắm thì có 1 g, một muỗng cà phê nước tương chứa 0,75 g muối nitrat, một muỗng cà phê hạt nêm có 0,25 g, trong khi một muỗng cà phê bột ngọt đã có tới 1,25 g muối. Có thể thấy lượng natri trong bột ngọt bằng 1/3 lượng natri trong muối.
Thứ tư, với trẻ em, kiến nghị để thực hành với lối sống lành mạnh, khuyến nghị không nên sử dụng gia vị trong đó có bột ngọt khi chế biến thức ăn cho trẻ em dưới 12 tháng.
Với trẻ em lớn hơn thì cũng không nên, vì thực tế đây là loại gia vị không có giá trị dinh dưỡng; việc nấu, nêm nếm hoặc lạm dụng bột ngọt khi nấu thức ăn cho trẻ vô tình làm tăng khả năng dị ứng với những trẻ không dung nạp được với mì chính/bột ngọt hoặc tăng nguy cơ tiêu thụ nhiều hàm lượng nitrat có trong loại gia vị này.
Nêm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt là không ăn mặn để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương, béo phì…
Ngoài ra, với tất cả loại gia vị, không riêng bột ngọt, không cần thiết phải nêm nếm nhiều gia vị trong các món ăn dặm nếu thực phẩm trong các món ăn này đã đủ đa dạng.