ROI là thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong các bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng hiểu ROI là gì cũng như các vấn đề liên quan đến chỉ số này. Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin về ROI trong bài viết dưới đây nhé!
-
Khái niệm ROI là gì?
Rất nhiều người đang thắc mắc ROI là gì? Tại sao ROI lại được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay như vậy?
Trên thực tế, ROI (Return Investment) chính là chỉ số thể hiện về tỷ lệ hoàn vốn kinh doanh. Thông qua đây, người làm kinh doanh, các nhà Marketer có thể dự đoán, xác định hay đo lường hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Kết quả của ROI sẽ được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc là phần trăm.
Thuật ngữ ROI được ra đời như là một mối liên kết giữa hoạt động sinh lời và các chi phí của hoạt động Marketing. Bản chất của ROI chính là đo lường hiệu quả của việc đầu tư cho chạy quảng cáo Google, dịch vụ Facebook Ads, các dịch vụ Digital Marketing khác,…
-
Ưu, nhược điểm của ROI
ROI được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, chỉ số này cũng vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem ưu điểm, hạn chế của ROI là gì nhé!
– Ưu điểm của ROI
- ROI thể hiện sự khách quan các hiệu quả từ việc đầu tư, xác định các mục tiêu kinh doanh đến so sánh mức độ sinh lời giữa các dự án.
- ROI có thể tính toán một cách nhanh chóng dựa trên 2 thành tố để dễ dàng thu thập được các số liệu về tài chính.
- Chỉ số này phù hợp đối với các trường hợp đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.
- ROI cũng khá dễ tính toán cho các doanh nghiệp.
– Nhược điểm của ROI
Bên cạnh những ưu điểm trên thì khi áp dụng tính chỉ số ROI, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về một số nhược điểm sau:
- Chỉ số ROI chỉ đóng góp 1 phần nhỏ vào tổng thể bức tranh đầu tư và chúng ta sẽ không thể dựa hoàn toàn vào đó để đưa ra quyết định được.
- ROI chỉ phù hợp để tính toán trong thời gian ngắn hạn, còn đối với các chiến dịch dài hạn thì sẽ mang đến kết quả không chính xác.
- Chỉ số ROI không thể hiện được lý do tại sao nó thấp hay cao.
- Ngoài ra thì ROI còn cần phải có sự hỗ trợ của nhiều công cụ thì mới đưa ra được kết quả cụ thể.
-
Hướng dẫn cách tính ROI
Để có thể tính được chỉ số ROI thì sẽ cần phải dựa trên 2 chỉ số cơ bản đó là chi phí đầu tư và lợi nhuận ròng. Theo đó, công thức để tính ROI sẽ như sau:
ROI = (lợi nhuận ròng/chi phí đầu tư) x 100
Theo công thức này thì việc tính toán chỉ số ROI sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng chiến dịch, trường hợp cụ thể cùng các thông số của lợi nhuận ròng, chi phí đầu tư mà kết quả sẽ có sự khác nhau. Chỉ số ROI cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn vào 2 yếu tố trên.
-
Làm sao để đo lường chỉ số ROI?
Việc đo lường chỉ số ROI sao cho chính xác sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao đo lường được chỉ số này?
Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ cần phải theo dõi được khả năng chuyển đổi. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm rõ được lợi nhuận dựa trên mỗi từ khóa, giá thầu thấp hay cao,… Thông qua đó sẽ xác định được chính xác chỉ số ROI. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi nếu doanh nghiệp áp dụng ROI để đánh giá các chiến dịch Marketing Online.
Thứ hai, cần ghi chú thật chi tiết các khoản chi để giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất khi tính chỉ số ROI.
Thứ ba, cần phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu cao sẽ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đạt được hiệu quả kinh doanh tốt bởi chỉ số ROI được tính dựa trên yếu tố lợi nhuận ròng. Chính vì vậy cần có sự tách bạch giữa doanh thu với lợi nhuận thực.
-
Chỉ số ROI như thế nào là tốt nhất?
Vậy chỉ số ROI như thế nào là tốt nhất? Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm, nhất là những doanh nghiệp mới.
Thực tế, tùy thuộc vào cơ cấu chi phí, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà các chỉ số ROI sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên thì mức ROI lý tưởng thường sẽ rơi vào khoảng 5:1 – 10:1. Nếu như doanh nghiệp bạn có chỉ số ROI vượt quá 10:1 thì kế hoạch đầu tư chắc chắn không có tính khả thi.
Sở dĩ chỉ số ROI ở khoảng 5:1 – 10:1 được xem là lý tưởng vì chi phí sản xuất hàng hóa đã chiếm đến 50% giá bán của mỗi sản phẩm. Do đó, nếu công ty bạn bỏ ra $100 cho hoạt động Marketing và thu về $200 doanh thu thì doanh nghiệp sẽ lại mất thêm $100 bù vào chi phí sản xuất các sản phẩm. Điều này có nghĩa là chỉ số ROI 2:1 chỉ giúp cho doanh nghiệp đạt được mức hòa vốn chứ chưa mang đến lợi nhuận.
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ROI là gì cùng các thông tin liên quan nhé!
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những thông tin được đề cập chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật thông tin hữu ích bằng cách thường xuyên truy cập vào trang web của chúng tôi."