Bệnh và thuốc : Thời tiết thay đổi là lúc các bệnh về hô hấp hoành hành, trong đó những ai bị viêm mũi dị ứng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và phiền toái. Mặc dù không phải là căn bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để kéo dài tình trạng này quá lâu, hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng như : Viêm xoang cấp và mãn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tác các lỗ thông xoang. Do viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa. Vì ngạt mũi, tắc mũi sẽ khiến cho người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động…
Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng còn có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa lạnh. Nếu gia đình bạn có người bị hen suyễn và thường xuyên sống trong môi trường lạnh thì nguy cơ này sẽ cao hơn.
Cách phòng viêm mũi dị ứng
Để phòng và giảm những khó chịu của bệnh này, việc đầu tiên cần làm là tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây yếu tố dị ứng. Cần vệ sinh định kỳ các vật dụng chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng. Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường).
Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Lá ngải cứu
Mẹo chữa bệnh này không còn mấy xa lạ trong dân gian vì từ lâu lá ngải cứu là một vị thuốc đông y có một số đặc tính chữa bệnh như giảm kích ứng, giảm đau, kháng viêm, nhờ đó mà có thể tích cực điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hơn.
Cách sử dụng: Lấy 100g ngải cứu, nhặt lấy lá và ngọn thân non. Đem rửa qua nước nhiều lần rồi đem phơi khô ở nơi có gió nhẹ mát mẻ cho héo bớt. Khoảng 8 giờ thì đem giã cho lá tơi ra và cuốn vào trong một miếng giấy nhỏ thành hình điếu thuốc và đốt hơ trên một số huyệt trên đỉnh đầu.
Chú ý: Đây là bài thuốc chữa mẹo nên cần tham khảo thêm các danh y để biết áp dụng đúng nhất và cần cẩn thận tránh để bị cháy xém tóc.
Bèo cái tươi
Thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng có thể tận dụng bèo cái tươi, cách này phải dùng đúng nếu không sẽ cho tác dụng ngược lại gây ngứa da. Khi dùng bèo cái tươi cần loại bỏ rễ hoàn toàn và ngâm nước muối cho sạch sau đó mang đi sấy hoặc phơi cho ráo nước.
Dùng theo 2 cách đơn giản như sau:
Cách 1: Lấy bèo cái tươi giã nát rồi pha với một chút nước ấm và lọc lấy nước cốt uống.
Cách 2: Trộn nước cốt lá bèo với 1 thìa mật ong và ít gừng giã hoàn toàn, uống 2 cốc mỗi ngày sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về cách chữa trị khác từ bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo bạn đang đi “đúng hướng” trong điều trị bệnh viêm xoang của mình.