Thủy đậu là căn bệnh hầu như ai cũng mắc một lần trong đời tuy nhiên đa số mọi người vẫn chưa hiểu hết về nó đặc biệt là những triệu chứng thủy đậu. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.
Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).
Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông).
Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.
Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…
Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.
Triệu chứng thủy đậu
1. Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh):
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.
2. Thời kì khởi phát:
Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
3. Thời kì toàn phát:
- Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói.
- Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.
- Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.
4. Thời kì hồi phục:
- Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.
- Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.
5. Một số món ăn có lợi cho bệnh nhân thủy đậu
Nước tam đậu, cam thảo:
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.
Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 – 3 lần cho trẻ uống trong ngày.
Canh thanh nhiệt:
Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 – 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).
Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.
Cháo đậu đỏ, ý dĩ:
Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.
Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.
Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.
Cháo đậu, thịt heo:
Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.
Nước rau sam
Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 – 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.
Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.
6. Lưu ý khi bị thủy đậu
Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buột phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo để tránh gió.
Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban.
Tuyệt đối không được gãi để tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh. Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay và giữ tay sạch sẽ. Nếu người bị bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ, bố mẹ nên sử dụng các bao tay vải cho bé để tránh tổn thương đến các mụn nước.
Bài viết trên của health247online đã cung cấp thêm thông tin về căn bệnh thủy đậu đặc biệt là triệu chứng thủy đậu trong từng giai đoạn hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.