Tin sức khỏe : Khi mang thai ai cũng mong sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé trong bụng sẽ phát triển thật tốt. Thế nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó, có rất nhiều những biến chứng của thai kỳ mà khó lòng có thể đề phòng hết được, kể cả là siêu âm rất kỹ. 

Một trong số những hội chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra đối với thai nhi chính là “dải sợ ối”.

Đó chính là câu chuyện của bé gái sơ sinh người Trung Quốc bị dải sợi ối cắt gần đứt chân trong bụng mẹ. Thông tin tưởng như không thể đối với những người không chuyên này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm.

Bé gái đó là Tiểu Hiểu, cô bé sinh non khi mới 30 tuần. Thế nhưng đó dường như lại là may mắn đối với cô bé này bởi vì khi em vừa chào đời, gia đình đã phát hiện ra trên cổ chân trái của bé có vế thương vòng tròn, ghim sâu vào da và có thể thấy cả các cơ phía bên trong.

biến chứng dải sợi ối, bé sơ sinh suýt đứt chân ở trong bụng mẹ
Phần chân Tiểu Hiểu bị dải sợi ối cắt sâu đến tận cơ.

Sau khi tiến hành kiểm tra các bác sĩ đã kết luận rằng Tiểu Hiểu bị thương là do hội chứng dải sợi ối. Theo như sự giải thích của bác sĩ đối với gia đình, thì màng ối bao gồm 2 lớp là lớp màng trong và màng ngoài. Nếu vì một lý do nào đó mà lớp mang ối trong bị vỡ ra thì sẽ tạo nên các dây màng ối lơ lửng trong buồng ối.

Những dây màng ối này có thể quấn vào bất kỳ bộ phận nào của thai nhi và khi thai nhi càng phát triển thì chúng sẽ càng siết chặt hơn, khiến máu không thể lưu thông và có thể dẫn đến hoại tử.

biến chứng dải sợi ối, bé sơ sinh suýt đứt chân ở trong bụng mẹ
Các bác sĩ khẳng định sinh non là một may mắn của Tiểu Hiểu, nếu không chân bé có thể đã phải cắt bỏ.

Như trong trường hợp của Tiểu Hiểu, dải sợi ối đã quấn sâu đến lớp cơ. Nếu không làm phẫu thuật sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông máu xuống chân trái dẫn đến tổn thương thần kinh và có nguy cơ cao phải cắt bỏ chân.

May mắn thay, Tiểu Hiểu sinh non ở tuần 30 với cân nặng 1,5kg nên tay chân vẫn còn nhỏ và sợi dây ối chưa ăn sâu vào trong.

Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho Tiểu Hiểu và hiện nay vết thương của bé đã dần lành lại. Sau 28 ngày được phẫu thuật, tới nay Tiểu Hiểu đã nặng 2,12kg và được xuất hiện.

biến chứng dải sợi ối, bé sơ sinh suýt đứt chân ở trong bụng mẹ
Hiện tại, chân Tiểu Hiểu đang hồi phục tốt sau phẫu thuật và sức khỏe của bé cũng đã ổn định.

 

BIẾN CHỨNG DẢI SỢI ỐI

Dải sợi ối là gì?

Dải sợi ối (hay còn gọi là hội chứng dây chằng màng ối) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang buồng ối. Cho đến nay, y học cũng chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dải sợi ối xuất hiện. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ tạo nên. Vì vậy, một người mẹ không may đã có một đứa con dị tật do dải sợi ối thì cũng không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ đó vẫn hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh bình thường.

biến chứng dải sợi ối, bé sơ sinh suýt đứt chân ở trong bụng mẹ
Những gì diễn ra trong tử cung khi có dải sợi ối xuất hiện.

Một giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là do lớp màng bên trong của túi ối (màng ối) bị vỡ mà không gây tổn thương màng ngoài (màng đệm). Cùng với sự vỡ ra này, những mảnh màng ối trôi nổi trong nước ối và có thể quấn vào tay, chân hay bất kỳ bộ phận nào của thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh được phát hiện với các kiểm tra siêu âm hoặc nhìn thấy bằng mắt thường ngay khi bé được sinh ra.

Vì sao dải sợi ối gây dị tật thai nhi?

Nếu sợi dây được xác định là không căng và dày thì có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các sợi này quấn vào cơ thể bé, khiến phần cơ thể đó không thể lưu thông máu. Nguy hiểm ở chỗ, nếu dải sợi ối quấn chặt tay chân có thể làm chân tay bị cắt cụt hoàn toàn. Còn nếu dải sợi ối bắt ngang qua khuôn mặt của em bé, nó có thể làm em bé bị hở hàm ếch. Cũng có rất nhiều trường hợp thương tâm vì dải sợi ối này mà em bé sinh ra với chân cà khoèo. Thậm chí, người mẹ có thể sẩy thai ngay lập tức nếu dải sợi ối quấn quanh dây rốn.

Nếu trường hợp của mẹ bị dải sợi ối nhưng đó là một đoạn căng và mảnh thì các mẹ không nên lo lắng vì trường hợp này ít có khả năng ảnh hưởng đến bé.

Những dị tật bẩm sinh gây ra bởi hiện tượng này được gọi chung là Hội chứng dải sợi ối (Amniotic Band Syndrome – ABS). Những vấn đề này thường bao gồm:

– Khoèo chân

– Xương ngón tay phát triển không bình thường

– Dính ngón chân

– Dị tật ngón tay: Ngón tay có những  đoạn trông như bị xiết lại

– Chiều dài các chi bất thường

– Hiện tượng tay, chân có những đoạn lõm do bị xiết chặt

– Dải sợi ối quấn qua mặt gây hở hàm ếch

– Nếu dải sợi ối quấn quá chặt ở tay hay chân, nhiều khả năng là tay và chân đó sẽ phải bị cắt cụt.

– Dải sợi ối cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, khi những dải ối quấn chặt dây rốn làm thai nhi không thể lấy được chất dinh dưỡng và bị chết trong bụng mẹ.

biến chứng dải sợi ối, bé sơ sinh suýt đứt chân ở trong bụng mẹ
Hiện tượng dải sợi ối được phát hiện thông qua siêu âm. Những điểm có dải sợi ối được đánh dấu bằng mũi tên

Hiện tượng dải sợi ối xác định bằng cách nào?

Phát hiện mẹ bầu có bị dải sợi ối hay không là dựa vào siêu âm hình thái có thể thấy được em bé có bị dị tật hay không. Vì vậy, với những mẹ rơi vào trường hợp hợp này cần phải đi khám thai thường xuyên để được theo dõi kỹ lưỡng.

Trên thế giới, các ca phẫu thuật cho thai nhi đã được tiến hành. Các chuyên gia sẽ mở tử cung của mẹ, làm các phẫu thuật thích hợp cho thai nhi rồi đặt bé trở lại trong tử cung và tiếp tục phát triển cho đến ngày chào đời. Đây cũng là hướng giải quyết cho những trường hợp dải sợi ối nghiêm trọng.

Ngoài ra, với những dị tật do dải sợi ối như dính ngón tay, dính ngón chân, cụt ngón tay, chân khoèo, các bác sỹ có thể tiến hành các ca phẫu thuật chỉnh hình để khắc phục.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những thông tin được đề cập chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật thông tin hữu ích bằng cách thường xuyên truy cập vào trang web của chúng tôi."