Viêm xoang là một trong những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống đời thường của người bệnh. Cùng tìm hiểu những điều cần biết về bệnh viêm xoang trong bài viết dưới đây nhé!

Những điều cần biết về bệnh viêm xoang
Những điều cần biết về bệnh viêm xoang

1. Bệnh viêm xoang là gì?

Xoang là phần sụn xốp phía trong xương. Sở dĩ xương đầu, xương mặt nhẹ là do có nhiều hốc xoang như xoang mũi, xoang trán, xoang chẩm, xoang má… Xoang được cấu trúc rất nhiều “hang hốc” lỗ chỗ như san hô. Trong các “hang hốc” lớn nhỏ li ti ấy đều phủ một lớp niêm mạc rất mỏng. Đồng thời trong xoang luôn duy trì hệ thống tân dịch và mạch máu để nuôi dưỡng và tưới tắm cho xương.

Bệnh viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, mất đi khả năng hoạt động bình thường. Những tổn thương lâu ngày không được điều trị dẫn đến ứ đọng dịch nhầy. Chất dịch này bám vào thành và gây ra hiện tượng đầy ứ, hẹp và tắc lỗ thông xoang, dẫn đến viêm nhiễm tạo mủ.
Viêm xoang được phân loại thành bệnh cấp tính và mãn tính. Viêm xoang cấp tính xuất hiện trong thời gian ngắn, dưới 4 tuần; viêm xoang mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài trên 12 tuần.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Polyp

Polyp (một dạng u, bướu) ở mũi làm khoang xoang bị chặn, ngăn chất nhầy thoát ra ngoài và dẫn tới viêm xoang.

Polyp còn làm cản trở đường hô hấp, gây đau đầu ở người bệnh. Muốn điều trị, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc xịt mũi steroid hoặc steroid dạng thuốc uống. Nếu vẫn không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật.

Do virus

Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh. Khi bạn bị cảm lạnh, các virus gây cảm lạnh làm mũi sưng tấy, chặn các lỗ thông xoang.

Nếu bạn bị viêm xoang do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bởi chúng chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Thuốc thông mũi sẽ làm bạn dễ chịu hơn nhưng đừng nên dùng quá 4 – 5 ngày để tránh bị phụ thuộc vào thuốc.

Vi khuẩn

Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 – 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ “vào cuộc”.

Nấm

Chúng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi hệ miễn dịch yếu, nấm có thể phát triển, đặc biệt là ở môi trường ẩm, tối như khu vực xoang. Để điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật loại bỏ nấm hoặc sử dụng các phương pháp trị liệu chống nấm.

Ô nhiễm môi trường

Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi, không khí ô nhiễm và các mùi hương nồng như nước hoa có thể làm bạn bị ho, sưng tấy mũi, làm viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Vì thế, bạn nên tránh xa các tác nhân gây hại trên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Do chấn thương

Chấn thương gây phù nề, bầm dập, tụ máu, mảnh xương gẫy vùng mũi-xoang là cản trở cơ học gây bít tắc lỗ thông dịch nhày xoang.

Chấn thương cơ học: Như những tai nạn giao thông gây chấn thương vùng mũi-xoang; những can thiệp phẫu thuật, thủ thuật… có thể làm thay đổi giải phẫu lỗ thông xoang, gây cản trở hoặc bít tắc thông khí, dẫn lưu và gây viêm xoang.

Áp lực: Thay đổi áp suất khi lặn ở độ sâu, khi làm thủ thuật dị chuyển Froetz để áp lực quá cao có thể làm tổn thương niêm mạc xoang, phù nề lỗ thông tự nhiên của xoang làm ảnh hưởng thông khí và dẫn lưu mũi xoang sẽ đưa đến viêm xoang.

Bơi, lặn

Tránh tiếp xúc lâu với nước trong bể bơi bởi clo có thể làm sưng tấy trong khoang mũi. Bạn có biết áp suất khi lặn cũng có thể đẩy nước vào vùng xoang và làm viêm nhiễm các mô, gây viêm xoang mũi.

3. Biểu hiện của bệnh viêm xoang

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân đều do niêm mạc mũi sưng phù nhiều máu và dịch tăng nhiều mà thành, nghẹt mũi thường có thể dẫn đến trở ngại tạm thời về khứu giác như ngửi kém hoặc không ngửi thấy gì.

Đau đầu nhẹ

Cơn đau đầu giới hạn ở bộ phận trong hốc mắt hay gốc mũi, cũng có thể phát sinh từ bộ phận đỉnh đầu, do viêm xoang sàng đa trùng gây lên.

Đau nhói nhãn cầu

Nhãn cầu bị nhói đau, cơn đau có thể lan đến đỉnh đầu, quan sát thì thấy buổi sáng có dấu hiệu nhẹ, sau trưa trở nên nặng bị đau ở đầu bộ phận sau gáy, đây có thể là viêm xoang bướm.

Nước mũi đặc nhiều

Nước mũi có tính đặc hoặc nhày và chảy nhiều, có màu vàng hoặc màu vàng xanh, lượng ít nhiều không giống nhau, nhiều lúc chảy xuống hầu họng, đa số sẽ có hiện tượng viêm xoang hàm trên có tính nguồn răng còn còn lại số ít là có mùi hôi.

Một số biểu hiện khác

Mất khứu giác tạm thời, ớn lạnh, sốt, chán ăn, táo bón, đau nhức và khó chịu.

4. Biến chứng của bệnh viêm xoang

Biến chứng tới đường hô hấp

Do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) dẫn tới khịt mũi, hít mủ mũi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng.

Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính.

Ảnh hướng tới mắt

Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt…

Biến chứng ở tai

Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc…

U lành thanh quản

Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng.

Đau nhức  xương

Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lan dần ra xương thái dương và xương đỉnh. Biểu hiện bệnh là: gây đau nhức trán tại một điểm nào đó, vừng xương trán bị sưng tấy và tạo thành áp-xe mũi.

Bài viết trên của health247online đã cung cấp thêm thông tin cần thiết về bệnh viêm xoang cho độc giả hy vọng sẽ giúp độc giả hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh cho mình và người thân.