Xuất huyết giảm tiểu cầu cần được phát hiện và điều trị sớm, để lâu có thể gây ra tình trạng tai biến mạch máu não. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp hạn chế bệnh lý này nhé!

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

Tìm hiểu về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Tìm hiểu về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

2. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Hiện tượng giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng: xuất phát từ nguyên nhân truyền máu khác nhóm tiểu cầu và nhóm tiểu cầu giữa mẹ và con có sự bất đồng.
  • Do cơ thể bị các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là bệnh sốt rét, do nhiễm siêu vi trùng trong các bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị hay viêm gan siêu vi, lupus ban đỏ… làm cơ thể bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Do cơ thể tiêm phòng các loại vắc xin sau khi rối loạn hoocmon.
  • Do các bệnh như xơ gan, men gan cao, khô tủy, suy tủy, suy thận, ung thư tủy, ung thư máu, ung thư vòm họng, ung thư xương…
  • Do cơ thể bị đột biến gen.
  • Các nguyên nhân như tuỷ xương sản xuất tiểu cầu bình thường, biểu hiện mẫu tiểu cầu kháng sinh, mặt khác đời sống tiểu cầu lại ngắn do phá huỷ ở ngoại vi, điển hình là các kháng thể kháng tiểu cầu.

3. Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi bị nhẹ có thể không có biểu hiện gì cụ thể ra ngoài, trừ khi thử máu và đếm tiểu cầu mới có thể biết được tình trạng thực sự. Nếu có biểu hiện, bệnh thường xảy ra theo 2 trường hợp :

  • Trường hợp nhẹ: Xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nhỏ li ti có kích thước như đinh ghim, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người, xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc; chảy máu kéo dài tại mũi, chân răng, chỗ chân kim, vết cắt, vết thương hoặc rong kinh.
  • Trường hợp nặng thì xuất huyết bất kì nơi nào gây bầm tím nhiều, bạn có ấn vào da vùng đó cũng không thấy chuyển sang màu trắng, có thể chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục, phổi, não…hay chảy máu rất nhiều sau khi bị ngã.

>> Xem thêm: Tiểu cầu thấp nên ăn gì để tăng tiểu cầu

4. Biện pháp hạn chế diễn tiến của xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Hạn chế thức uống có cồn
  • Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB)
  • Chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh các môn thể thao có tính cạnh tranh hoặc các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và chảy máu
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách, hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt).
  • Sử dụng nguồn nước sạch
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Hiện nay có một loại thuốc điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu rất hiệu quả đó là thuốc imurel 50mg – tuy nhiên khi dùng thuốc bạn cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ.

Bài viết trên của health247online đã cung cấp thêm thông tin cần thiết về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cho độc giả hy vọng sẽ giúp độc giả hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh cho mình và người thân.